09-08-2019 - 08:54

Phát động cuộc thi viết Nói không với rác thải nhựa

Để hạn chế tình trạng “ô nhiễm trắng”, giúp người dân nâng cao nhận thức, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát động cuộc thi viết “Nói không với rác thải nhựa”.

I. TỔNG QUAN

Sự cần thiết phải hạn chế rác thải nhựa

- Vấn nạn “ô nhiễm trắng” (ô nhiễm rác thải nhựa) ngày càng đáng động trên toàn thế giới.

- Tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ đã có báo cáo ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển cho đến năm 2050 sẽ nhiều hơn cá (tính theo trọng lượng). Nhưng phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy.

- Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc năm 2018: Mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỉ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói. Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa.

- Đáng lo ngại là việc đốt rác theo cách thủ công sẽ thải ra cả chất độc đi-ô-xin. Đây là chất đặc biệt nguy hiểm.

- Năm 2015, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn nhựa, trong đó, khoảng 80% nguyên liệu nhập khẩu sử dụng từ nhựa phế liệu. Ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỉ túi nilon.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường, mỗi ngày Hà Nội thải ra 4.000 - 5.000 tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm 7 - 8%, chỉ tính riêng 2 TP lớn là Hà Nội và TP. HCM, thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon/ngày. Theo đó, Việt Nam xả ra đại dương 0,28 – 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 trên thế giới về khối lượng rác thải nhựa với mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa ra biển.

II. MỤC ĐÍCH

- Tuyên truyền chủ chương của Đảng, Nhà nước về vấn đề hạn chế rác thải nhựa tại Việt Nam.

- Nêu lên thực trạng rác thải nhựa trên thế giới và Việt Nam, giúp người dân nâng cao ý thức người dân về việc sử dụng rác thải nhựa (nilon, vỏ chai, bao bì nhựa…)

- Nói lên tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường, giống nòi và phát triển kinh tế xã hội.

- Tìm ra những mô hình (đã và đang áp dụng) để hạn chế rác thải nhựa.

- Tìm ra những ý tưởng, sản phẩm việc hạn chế rác thải nhựa thông qua các bài dự thi. Qua đó có thể kết nối ý tưởng của tác giả với các doanh nghiệp, đơn vị để làm ra một hô hình hạn chế rác thải nhựa.

- Tuyên dương, khuyến khích sự đồng hành của các đơn vị, doanh nghiệp có mô hình, sản phẩm hạn chế rác thải nhựa. Ví dụ: Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Tập đoàn Than Khoáng sản lâu nay chuyển sang mô hình các đại biểu uống nước lọc từ bình đổ vào cốc không dùng nước đóng chai nhựa. Các doanh nghiệp sản xuất bao bì bằng giấy, chất liệu phi nilon, ống hút tre, ống hút giấy…

- Cuộc thi cũng một phần ủng hộ cho việc đánh thuế túi nilon trong tương lai.

- Khuyến khích người dân sử dụng các đồ dùng nhựa dùng nhiều lần. Ví dụ, thay vì đựng đồ bằng túi nilon thì dùng các đồ vật như làn nhựa, túi xách nhựa; thay vì uống nước đóng chai xong ném bỏ thì lưu trữ lại để tận dụng…

- Khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thay thế nilon, chai nhựa gây phát sinh rác thải nhựa.

Hãy nói không với rác thải nhựa

III. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

- Cuộc thi viết này đối tượng tham gia khá rộng, áp dụng từ các chuyên gia, doanh nghiệp, trẻ nhỏ đang đi học đến người già, từ thành thị đến nông thôn, từ những dân công chức đến các tiểu thương ở chợ, người dân chân lấm tay bùn.

+ Trẻ nhỏ có thể viết về ý tưởng, mô hình hạn chế túi nilon ở trường học; Tiểu thương viết về ý tưởng hạn chế túi nilon ở chợ; Người già viết về hạn chế túi nilon ở nhà; Dân văn phòng viết về ý tưởng hạn chế túi nilon tại công sở; Hoặc các chuyên gia ý tưởng sáng chế ra vật liệu hữu cơ… Doanh nghiệp có thể quảng bá được những sản phẩm họ sản xuất giúp hạn chế túi nilon, rác thải nhựa…

Công dân là người Việt Nam và Việt Kiều đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài

IV. THỂ THỨC

- Các tác giả dự thi gửi ý tưởng, mô hình, sản phẩm cụ thể

+ Ý tưởng: Viết tay, đánh máy, hình ảnh, diễn giải

+ Mô hình: Phần diễn giải, mô hình trực quan

+ Sản phẩm: Phần diễn giải, ý tưởng và sản phẩm thực tế

- Mỗi người có thể gửi cả ý tưởng, mô hình, sản phẩm tham gia dự thi

V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

Sẽ chia thành 3 hạng mục để trao giải:

- Hạng mục về ý tưởng: Nhất, nhì, ba, khuyến khích

+ 01 Giải Nhất: 10 triệu đồng + giấy chứng nhận

+ 02 Giải Nhì: 5 triệu đồng + giấy chứng nhận

+ 03 Giải Ba: 3 triệu đồng + giấy chứng nhận

+ 10 Giải khuyến khích: 1 triệu đồng + giấy chứng nhận

- Hạng mục về mô hình: Nhất, nhì, ba, khuyến khích

+ 01 Giải Nhất: 10 triệu đồng + giấy chứng nhận

+ 02 Giải Nhì: 5 triệu đồng + giấy chứng nhận

+ 03 Giải Ba: 3 triệu đồng + giấy chứng nhận

+ 10 Giải khuyến khích: 1 triệu đồng + giấy chứng nhận

- Hạng mục về sản phẩm: Nhất, nhì, ba, khuyến khích

+ 01 Giải Nhất: 10 triệu đồng + giấy chứng nhận

+ 02 Giải Nhì: 5 triệu đồng + giấy chứng nhận

+ 03 Giải Ba: 3 triệu đồng + giấy chứng nhận

+ 10 Giải khuyến khích: 1 triệu đồng + giấy chứng nhận

VI. THỜI GIAN:

+ Từ 15/8/2019: Phát động cuộc thi

Đăng tin trên các báo để phát động.

+ Từ 15/8/2019 đến 15/2/2020:

Tiếp nhận sản phẩm dự thi

+ Từ ngày 20/2/2020:

Ban Giám khảo chấm thi (Sơ khảo và Chung khảo).

+ Ngày 5/6/2020 Kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới:

Tổng kết và trao giải thưởng, Triển lãm các ý tưởng, mô hình, sản phẩm được trao giải.

VII : BAN TỔ CHỨC, HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CHẤM GIẢI

1. BAN TỔ CHỨC

- Trưởng ban tổ chức: TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập

- Phó ban tổ chức:

+ Nhà thơ, TS. Trần Quang Đạo, Chủ tịch HĐCV

+ Nhà văn Đặng Vương Hưng, Phó Tổng biên tập

+ Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Tổng biên tập

+ Nhà báo Nguyễn Tường Quân, Trưởng ban điện tử

2. HỘI ĐỒNG CHẤM GIẢI

Hội đồng chấm giải gồm: Lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia đầu ngành về môi trường và các tổ chức bảo vệ môi trường . Cụ thể BTC sẽ mời lãnh đạo, các nhà khoa học, chuyên gia về môi trường đến từ Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Xây dựng, Viện nghiên cứu KH Môi trường và một số cơ quan báo chí, truyền thông…

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Chủ trì thực hiện: Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

ĐỊA ĐIỂM NHẬN SẢN PHẨM, MÔ HÌNH, Ý TƯỞNG

Ý tưởng của chương trình xin vui lòng gửi về Ban tổ chức qua email: bandientu.mtdt@gmail.com.

Hoặc gửi trực tiếp, chuyển phát nhanh đến tòa soạn Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Ban điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam, các văn phòng đại diện của Tạp chí (địa chỉ ở dưới). Đề nghị ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại người dự thi.

Những thí sinh tự do tự gửi bài thi trực tiếp hoặc email về Ban Tổ chức qua một trong các địa chỉ sau:

1.Trụ sở Tòa soạn chính:

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Phòng 1802A, Cao ốc M3M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa , Hà Nội

Điện thoại: 024.6266 1986; 090 523 5660 (Chị Hồng Anh)

Email: vimoitruongtuonglai@gmail.com

2. Ban điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Địa chỉ: Phòng 609 tòa nhà N08-B Khu ĐTM Dịch Vọng, đường Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

3. Các VPĐD Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam tại các khu vực:

3.1. Văn phòng Đại diện KV Bắc Trung Bộ tại Nghệ An:

Địa chỉ: Số 8 Đại lộ Lê Nin, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

Phụ trách/ Phó Văn phòng: Nguyễn Văn Thưởng

Điện thoại: 0912 585 365

3.2.Văn phòng Đại diện Miền Trung tại Đà Nẵng:

Địa chỉ: 12 Hoàng Văn Thái, P.Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

Phụ trách/ Phó Văn phòng: Trần Quang Huy

Điện thoại: 093 533 4352

3.3.Cơ quan Đại diện Tạp chí MTĐT tại TP.HCM

Địa chỉ: 67 Phổ Quang, Tân Bình, TP.HCM

(Phụ trách trang:www.phapluatmoitruong.vn)

Phụ trách/Phó CQĐD: Lê Hải

Điện thoại: 0942210185

3.4.Văn phòng Đại diện khu vực Tây Nguyên tại Gia Lai:

Địa chỉ: 42 Ngô Mây, phường Ia Kring, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Trưởng Văn phòng: Nhà báo Nguyễn Tâm

Điện thoại: 02693.500.949 - 0935.070.179

3.5. Văn phòng Đại diện khu vực Tây Bắc tại Vĩnh Phúc

Địa chỉ: Số 43 Phan Chu Trinh, P. Khai Quang, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Trưởng Văn phòng: Nhà báo Phạm Hồng Dương

Điện thoại: 091.555.9909

 

Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2019

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC

TS.LS Đồng Xuân Thụ

(TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam)

Theo Môi trường và Đô thị

. . . . .
Loading the player...