31-05-2020 - 14:38

TÌM THẦY HỌC HÁT, truyện thiếu nhi của tác giả Nguyễn Văn Thanh

Bốn đứa con nhà Chích Chòe khả năng hát múa là nổi trội hơn cả.Việc tìm thầy dạy múa, dạy hát cho chúng cũng cần thiết như tìm thầy học chữ vậy....

...... Được thầy giáo Sáo Sậu giảng giải rành rẽ về âm luật, ngữ điệu, chúng tiếp thu rất nhanh và với năng khiếu sẵn có của họ nhà Chích Chòe, mỗi sáng sớm chúng cất giọng ca trời phú của mình lên bầu trời khi còn chi chít những vì sao. Những âm thanh líu lo trầm bổng làm trái tim của muôn loài như ngừng đập. Chích chòe bố mẹ im lặng lắng nghe phấn khích trong lòng, nước mắt chảy ướt nhòe cả giải yếm từ lúc nào không hay. Nhận thấy năng khiếu nổi trội của con mình về ca nhạc, bố mẹ Chích chòe quyết tâm mời bằng được thầy Cu gáy về dạy nhạc lí và thầy giáo Họa mi dạy hát cho con mình.

     Thầy Cu gáy mặc bộ cánh nâu sẩm, quàng cái khăn quanh cổ màu đen điểm những hạt cườm trắng giản dị. Sau khi kết thúc bài giảng đầu tiên của mình, thầy nán lại, giọng trầm trầm chậm rãi kể chuyện đời mình cho học trò cùng nghe và cũng để giới thiệu về mình: “Thuở mới ra ràng thầy đang tập gù, tập gáy với bố mẹ. Ông nội thầy lại gần cười và nói to lên rằng: thằng này sau này khá đấy. Lưng gù, lồng ngực nở. Lông nâu thẫm, đường chỉ đen giữa lông cánh nhỏ như sợi tơ” Ông bế thầy lên vuốt vuốt vào cổ nói lẩm bẩm một mình: “Thằng cháu ông cườm đen nhiều,cườm trắng nhỏ và đều. Mắt nó lòng đỏ nhiều hơn lòng đen. Vảy ở hai chân màu hồng tươi, đều tăm tắp, tiếng gáy sau này chắc to, khỏe, và dài hơi lắm đây. Thằng cháu tôi nó sẽ có giọng thổ đồng đấy! Nói xong ông vuốt râu cười khà khà ra chiều phấn khởi lắm”. Kể đến đó hai mắt thầy Cu gáy như sáng hẳn lên, thoáng chút tự hào hiện lên trên nét mặt.

Tìm thầy học hát ( Tranh minh họa: BT Paintings)

 

            Chích chòe anh ngồi cạnh ríu ran cất tiếng hỏi: “Thầy ơi, giọng thổ đồng là giọng gì hả thầy?

           Thầy Cu gáy ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói: “Trong họ chim gáy nhà thầy dựa vào âm thanh phát ra to nhỏ, các cụ phân giọng gáy ra làm hai loại. Giọng thổ và giọng kim. Giọng thổ âm phát ra to giọng kim âm phát ra nhỏ.Trong giọng thổ lại phân ra thổ đồng ,thổ rền. Giọng kim có kim đồng kim còi.” Kể đến đó, chừng khô họng, thầy lại gần bình nước uống một ngụm rồi chậm rãi kể tiếp: “Chim cu gáy tốt, giọng của nó phải hội đủ cả gáy gọi, xen, lèo, vấp, lựu đủ cả. Con chim hay nhất phải là con khi gù dài đủ ba mươi nhịp (mỗi lần gù cúc cu là một nhịp). Còn giọng thổ đồng như em hỏi là con chim cu khi gáy có âm thanh cúc cu cu cục phát ra tròn, và âm vang như tiếng chuông đồng đó em ạ”! Thầy kể cho các em nghe, mục đích để các em hiểu được trong nghề Thơ-Ca-Nhạc-Họa ngoài khổ luyện của bản thân, thì năng khiếu bẩm sinh là vô cùng quan trọng, không phải tự nhiên mà ai cũng có được các em ạ. Cô ba Chích chòe, người mê ca hát nhất trong bốn anh, chị em chúng, há hốc miệng lắng nghe như nuốt lấy từng lời.

     Thầy Cu gáy chầm rải kể tiếp:-“Trong đời thầy khổ tâm nhất là khi bị họ bắt làm chim mồi đi đánh bắt đồng loại. Đã là chim mồi phải biết vừa gáy gọi, vừa gù, vừa nghỉ để nhử đồng loại vào bẫy. Làm chim mồi đi chọi, ngoài những đặc điểm trên một phần vô cùng quan trọng nữa là phải “bặt sào”nghĩa là khi họ treo lồng lên vừa cất sào là chim mồi đã gáy. Những con cu gáy có đặc điểm và đáp ứng được những nhu cầu trên là những con chim mồi cực kì quý đối với họ các em  ạ”!

          Thầy Cu gáy vươn hai vai cho đỡ mỏi hướng đầu về phía mấy chị em Chích chòe nói nhỏ:  “Ngoài việc nuôi làm chim mồi đi chọi, Cu gáy còn được họ nuôi làm cảnh cho vui cửa vui nhà. Những con bị họ bắt nuôi làm cảnh, phải hội tụ được những điểm vừa nêu riêng màu lông phải có màu phớt hồng mới đẹp. Một điều quan trọng nữa là lông ở hai bắp cánh không được có màu trắng. Vì lông trắng ở đó chỉ cho họ biết con chim nhát gan, khó nuôi. Chim nuôi làm cảnh phải có giọng thổ đồng,  khi khách đến chơi nhà hoặc chủ về phải biết hướng vào người họ gù hoặc gáy liên tục…Nhiều khi Thầy nghĩ thà để họ nuôi làm cảnh đỡ phải cắn rứt lương tâm hơn khi phải làm chim mồi, phản bội lại đồng loại của mình, đau xót lắm các em ạ!” Thầy Cu gáy nói xong cúi đầu buồn bã nước mắt rơi ướt cả giải cườm.

        Mấy chị em nhà Chích chòe và Chào mào lắng nghe thầy Cu gáy kể chuyện đời,  không ai bảo ai cùng buông một tiếng thở dài đến não cả ruột! Buổi học đầu tiên về nhạc lí xen lẫn với kể chuyện ngoài đời của thầy Cu gáy thấm sâu vào tận tâm can chúng.

        Ngoài kia những người có thú vui thưởng thức tiếng chim mấy ai hiểu hết nỗi lòng của chúng…

Nguyễn Văn Thanh

                   

                                                  

. . . . .
Loading the player...