01-03-2017 - 23:08

"Chuyện thần kỳ chốn non xanh" của nhà văn Trần Hữu Tòng

Nhân ngày truyền thống Bộ đội biên phòng ( 03/3/2017), xin trân trọng giới thiệu tập sách " Chuyến thần kỳ chốn non xanh"- NXB Công an nhân dân, 2015 của nhà văn quân đội Trần Hữu Tòng, quê Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.



SAO LA ĐẤT NÚI CỤ PHAN ( rút ra từ tập)
 
            Vụ Quang là căn cứ của Nghĩa quân Phan Đình Phùng mười năm chống Pháp (1885- 1895). Nơi ngàn trùng non xanh núi hiểm cuối trời Tây Hà Tĩnh này có con sao la. Loài động vật hoang dã ấy dược xếp vào loại đặc biệt quý hiếm. Quỹ quốc tế bảo tổn thiên nhiên thông báo rằng sao la là loài động vật có vú hiếm vào bậc nhất hành tinh. Đến nay các nhà khoa học còn rất ít biết về nó. Còn các phường săn thú ở Trường Sơn được hỏi về con vật này thì chỉ lắc đầu “Tìm sao la ư. Chỉ như tìm sao trên trời...". Vậy là sao la đang bị nghi là tuyệt chủng.
... Ngày ấy, đầu tháng 3 năm 1959, lực lượng Công an nhân dân vũ trang thành lập. Đồn 95 (nay là Đồn biên phòng) lên đóng quân ở Vụ Quang, gần nền đất bản doanh của nghĩa quân ngày trước. Chúng tôi còn nhặt được các bộ phận súng kíp, đao, kiếm... của nghĩa quân. Có lần Đội trưởng Cận cùng đội tuần tra sục vào nơi có dấu vết hầm hào đã nhặt được nồi, bát, nhặt được cả nắm tiền đồng (Tác giả còn giữ được hai đồng tiền ấy đặt trên đĩa để trước nhà thờ gia đình). Trạm quan sát của lính Cụ Phan đặt trên đỉnh Đồi Trọng. Từ đấy nhìn được cả núi non, sông suối, đèo dốc trong vùng. Dưới chân đồi là Thác Làng, Thác Độc. Nơi ấy nghĩa quân đã dùng kế “sa nang úng thủy" của Hàn Tín phá Sở năm xưa ngăn dòng chắn đập lấy cây rừng, nước suối, đá núi làm vũ khí tiến công diệt cả trăm tên giặc. Đồn công an vũ trang cũng đặt trạm quan sát trên đồi cao đó. Hàng ngày chúng tôi nhìn thấy nhiều thú rừng: nai, hoẵng, sao la... ra suối uống nước, ăn cỏ ở các trảng vắng. Hỏi về gốc tích cái xóm núi heo hút này và con thú lạ, các bọ, các mế đã nói với chúng tôi rằng nó đẹp nõn nà và hiền lắm. Nó chuyên ăn cây môn thục bên bờ suối. Cây đó, bà con gọi là khoai môn. Ngày đói kém bà con đào củ, cắt bẹ về ăn thay bữa. Còn cái xóm nghèo này thì có từ thời Cụ Phan lên dây. Ngày đầu là người nhà của nghĩa quân theo lên. Sau này có thêm nhừng người đói nghèo không có tiền nộp thuế đóng sưu, người trốn đi phu đi lính cho Pháp chạy lên dựng lều lán “khai sơn phá thạch" làm ăn rồi có cả người nước Lào sang nữa. Lúc dầu nhìn thấy con thú lạ lông màu vàng như vỏ cam chín, có con lông mượt như tơ lụa, hai cái sừng cong vút điệu đà lại thường từ rừng nước Lào đi sang nên dân xóm gọi nó là con “sao”, ví tiếng Lào “noọng sao” là em gái. Còn “la, la” là tiếng kêu cúa nó lúc mờ sáng như gọi mọi người thức dậy đi làm, vậy là từ đó con thú lạ trông đẹp mà có cái tên nghe dễ thương, sao la (em gái kêu). Dân xóm núi gọi như vậy lâu ngày rồi quen đi. Con thú lạ mang cái tên ấy.
... Một lần, Đội trưởng Cận dẫn đội tuần tra sục vào hẻm núi vắng bỗng nghe tiếng động dữ dằn. Thì ra con sao la đang bị mắc bẫy. Chân sau con vật sa vào bẫy kẹp của phường thợ săn giăng đặt. Cái vòng bẫy như hai lưỡi cưa sắc khuýp vào, kẹp chặt lấy chân con sao la. Con vật càng giằng kéo, quằn quại thì những răng sắc nhọn càng đâm sâu vào, siết chặt tới xương nó. Con sao la kiệt sức, nằm chờ chết giữa đám cây cỏ bị nó chà xát, dẫm đạp gẫy nát. Chúng tôi đi đến, con vật chi còn nằm thoi thóp, đôi mắt nó dại ra, lờ đờ thảm hại. Mũi, mồm nhầy nhụa bọt trắng. Đội trưởng Cận ôm chặt lấy cổ con vật để nó bớt hốt hoảng, giãy giụa. Chúng tôi cắt dây, phá bẫy, chân con sao la đầm đìa máu, gân, thịt ở cổ chân bị dập nát. Cả mảng da, lông trầy trợt. Tôi mở ngay bao thuốc cứu thương, dốc hết cả lọ thuốc đỏ rồi đổ cả gói bột Sufamite vào chân con vật. Chiến sĩ Phúc cuốn hết cả cuốn băng vải xô cho nó. Con sao la nằm thoi thóp một lúc rồi gượng dậy. Con vật không đi được nữa. Vài chục phút sau, nó mới lê lết nhảy lắc nhắc ba chân hướng vế phía có tiếng nước chảy. Đội trưởng Cận và chúng tôi nhìn theo con thú ai cũng cảm thương, ái ngại cho nó. Rồi nó sẽ sống thế nào đây giữa những bầy thú dữ ăn thịt này? Nhưng... biết làm sao.
        Mấy tháng sau có tiếng tù và vang lên trong núi vắng. Đó là tín hiệu phường thợ săn vừa bắn được con thú. Sáu thợ hoan hỉ gánh "chiến lợi phẩm" về bờ Thác Làng dưới chân Đồi Trọng để xẻ thịt. Đội trưởng Cận cùng chúng tôi ra xem. Ai cũng ngán ngẩm, đó chính là con sao la chúng tôi đã phá bẫy sắt để giải thoát cho nó, ở cổ chân con vật, mảng lồng màu vàng mơ mượt mà như lụa vừa mọc kín. Rồi không biết vì vô tình hay một sự cố ý "xỏ xiên” mà phường thợ săn đã mang đến "tặng" lính biên phòng một đùi thịt sao la. Cái đùi sau ấy của con vật, ở cổ chân còn nham nhở vết sẹo của bẫy. Chúng tôi đã quay mặt đi và gửi lại phường thợ săn.
       Tin đồn vùng Vụ Quang có con vật quý hiếm được xếp vào nhóm đặc biệt trong Sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thế giới và Sách Đỏ cùa Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu động vật hoang dã trong nước và nước ngoài đã tìm đến. Trong số đó có bà Santini, nhà nghiên cứu người Ấn Độ. Bà đã bỏ ra ngót hai năm ròng để tìm hiểu về con sao la. Nhà nghiên cứu này đã vào tận rừng sâu, lội suối nơi có giống cây môn thục đê tìm dấu chân, tìm phân con vật đã nát vụn trong thảm rừng, tìm từng sợi lông của nó còn dính vào gốc cây kẽ lá. Cuối cũng nhà nghiên cứu này và nhiều nhà nghiên cứu khác chỉ phát hiện ra một hộp sọ có cặp sừng đẹp trong nhà người thợ săn. Tất cả đã lắc đầu “Sao la ở Vụ Quang chỉ còn trong huyền thoại! Nó có thể đã tuyệt chủng chính nơi nó từng sinh sống".
      Qua tài liệu của thế giới và những hiện vật ít ỏi thu được ở Vụ Quang, các nhà nghiên cứu về con vật quý hiếm này cho biết: Sao la có đặc tính hiền lành đến nhút nhát, nó sống xa lánh những con vật khác. Nó chỉ ăn thực vật (cây môn thục mọc bên suối). Sao la có chiều cao gần một mét tính từ chân đến vai, toàn thân dài 1,5 mét. Sao la thuộc nhóm sừng rộng. Hai sừng sắc nhọn mọc song song, dài đến 50cm, có thể vút lên hơi ngả về sau, trông mảnh mai, thanh tú, đẹp. Sao la nặng đến 100kg, trông nó có hình dáng gần giống con nai, con hoẵng, dê rừng nhưng mõm ngắn hơn, lông sao la màu sẫm hoặc màu vàng như tơ lụa (có thể là con cái). Đặc biệt trên mỗi móng sao la có một đốm trắng. Thử ADN (1999), sao la thuộc họ trâu bò, thịt thơm ngon, rất quý. Sao la là loài động vật bí ẩn, khó tiếp cận, ít có công trình nghiên cứu nên rất hiếm dữ liệu về nó. Theo Quỹ bảo tồn động vật thế giới, toàn hành tinh chúng ta đang sống may ra còn khoảng vài trăm con. Riêng vùng biên giới Việt Nam- Lào (tính Bô-li-khăm-xay) có thể chỉ còn dưới vài chục con sống sót. Nếu đúng như vậy là điều tuyệt vời của thế kỷ này.
         Tôi được trở về thăm lại vùng non xanh kì thú này. Vùng đất đà từng thấm đẫm nhiều kỉ niệm đầm ấm và ân tình thơm thảo của người lính. Vụ Quang đã được Nhả nước công nhận là vườn quốc gia. Khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái phong  phú này rộng gán 53 ngàn ha. Gần như tất cả diện tích là rừng tự nhiên có 307 loài thực vật, 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát... Đồi Trọng, Thác Làng, Thác Độc... nơi nghĩa quân lập chiến công ghi sử vàng còn đó. Nhưng bõ Hương, mế Liên, ông Nhui, ông Ạt, ông Trường... người từng kể về con sao la, từng dẫn chúng tôi vào núi nhặt tìm súng kíp, tù và của lính Cụ Phan Đình Phùng thì đã yên nghỉ với non xanh. Những xóm nghèo heo hút ngày ấy nay đã trù phú, đông đúc. Đứng bên dòng Ngàn Trươi nước đầu nguồn xanh màu ngọc bích, giữa mây trời khói đá buổi chiều sương, lòng tôi bâng khuâng. Đâu rồi những cây lim, cây táu. cây gỗ hương, gỗ sến... là “rường cột" cúa rừng nguyên sinh! Đâu rổi tiếng thú (trong 60 loài) kêu chiều gọi con về tổ! Đâu rồi tiếng chim (trong 187 loài) hót đợi bạn tình! Đâu rồi bầy cá lấu, cá bộp môi hồng, vây đỏ, lưng chấm vàng mà cánh lính chúng tôi gọi là “cá văn công” bơi lội như múa tìm đôi! Con sao la - loài thú qúy hiếm bậc nhất hành tinh thì chỉ còn là… huyền thoại!
         Bỗng trong hút gió trời, trong làn mây trắng mây vàng trên đầu núi có tiếng ai từ xa xăm vọng về. Phải chăng tiếng của Mẫu Thượng Ngàn: “Ăn của rừng thì rưng rưng nước mắt. Nhãn tiền đấy con…”
                                                                                                         T.H.T
. . . . .
Loading the player...