27-06-2020 - 05:51

Tác giả Phan Thư Hiền

Văn nghệ Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu tác giả Phan Thư Hiền, hội viên chuyên ngành Văn nghệ dân gian, Hội LHVHNT Hà Tĩnh

 

 

 

Bút danh: Phan Thư Hiền

Ngày tháng năm sinh: 09 - 5 -1959.

Quê quán: Bùi Xá, Đức Thọ, Hà Tĩnh (nay là Xá La Nhân, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu (2014).

Hội viên Hội Liên hiệp HVHNT Hà Tĩnh, chuyên ngành: VNDG. 

Hội viên  Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam

Hội viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam

Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam

   Địa chỉ liên lạc liên lạc: Số nhà 24, ngõ 5, Đường Hải Thượng Lãn Ông, Tp.Hà Tĩnh. Điện thoại: 0945299407. Email: thuhien9559@gmail.com.

Tác phẩm đã công bố, xuất bản:

- Hát phường vải Trường Lưu (Đồng tác giả với Nhạc sĩ Vi Phong, Nxb VHTT, 2003)

- Đi tìm ánh sáng (Kịch ngắn thông tin cổ động, đồng tác giả, Sở VHTT Hà Tĩnh xuất bản, 2004)

- Báu vật của muôn đời (Nxb Sân khấu, 2005)

- Nguyễn Công Trứ với hát Ca trù (Nxb VHTT, 2007)

- Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (Nxb. VHTT, 2008, tái bản nhiều lần)

 - Giai thoại Nguyễn Công Trứ; (Nxb VHTT, 2009)

  - Các bậc tiền nhân mê hát Ca trù và các đào nương lưu danh sử sách (Đồng tác giả với Phan Hồng Lam, Nxb VHTT, 2010) 

  - Kịch ngắn chọn lọc Hà Tĩnh (đồng tác giả, Sở VHTT&DL Hà Tĩnh xuất bản, 2011)

  - Tám vị thánh mẫu ở Hà Tĩnh (đồng tác giả với Bích Ngọc, Nxb. VHTT, 2013)

  - Ca trù Hà Tĩnh trong nôi Ca trù người Việt (Nxb. Nghệ An, 2014)

  - Danh tướng Lê Khôi với quê hương Hà Tĩnh (Đồng tác giả Với Đặng Thị Thúy Hằng, Nxb. Nghệ An, 2014)

  - Giai thoại Nguyễn Du và những mối tình giang dở (Đồng tác giả với Nguyễn Thị Thân, Nxb. Hồng Đức, 2016)

  - Nghiên cứu và ứng dụng các loại hình diễn xướng dân gian vào phát triển du lịch ở Hà Tĩnh (Nxb. Đại học Vinh, 2017)

    - Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh – Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại (Sách nhà nước đặt hàng – NXB Đại học Vinh, 2017);

   - Các vùng dân ca tiêu biểu ở Hà Tĩnh (Nxb. Đại học Vinh, 2018);

  - Dân ca Ví Giặm trong tâm thức người Nghệ Tĩnh (in chung với Lê Thị Loan, Nxb. Nghệ An, 2018);

   -Tri thức dân gian của người Nghệ Tĩnh về chuyện sinh đẻ (Sách nhà nước đặt hàng – Nxb. Đại học Vinh, 2018);

  - Những người “giữ hồn” và “thắp lửa” dân ca Ví Giặm (Nxb. Đại học Vinh, 2019);

  - Hà Tĩnh Địa chí lược (Đồng tác giả với Hoàng Ngọc Cương và Nguyễn Thị Thúy, Nxb. Nghệ An 2019);

   - So dần dây vũ, dây văn Cùng chung một tiếng tơ đồng (Bộ đĩa CVD, CD Hát thơ Kiều bằng dân ca 3 miền Bắc – Trung – Nam, phát hành 2019);

    - Nguyễn Công Trứ với lịch sử văn hóa Việt Nam đầu Thế kỉ 19 (đồng tác giả, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2020);

 - Ca trù Cổ Đạm xưa và nay (Nxb. Nghệ An, 2020);

 - Di sản Hán Nôm Hà Tĩnh – Nghiên cứu và tuyển dịch (Đồng tác giả với Hoàng Ngọc Cương và Nguyễn Thị Thúy, Nxb. Nghệ An 2020)….

 

 Giải thưởng:

 - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Du lần II, III, IV,V cho các công trình: Báu vật của muôn đời (Giải C, 2005); Giai thoại Nguyễn Công Trứ (Giải C, 2010); Ca trù Hà Tĩnh trong nôi Ca trù người Việt (Giải B, 2015);  

  - Giải thưởng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho các công trình: Hát phường vải Trường Lưu (đồng tác giả với Vi Phong); Những người “giữ hồn” và “thắp lửa” dân ca Ví Giặm.

  Kỷ niệm chương:Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật (2000), Vì sự nghiệp Mỹ thuật (2005), Vì sự nghiệp Âm nhạc (2010), Vì sự nghiệp bảo tồn Văn nghệ dân gian (2017); Vì sự nghiệp Sân khấu Việt Nam (2018); Vì sự nghiệp Di sản Văn hóa Việt Nam (2019)…

 

Tác phẩm tự chọn

                                           

CA NƯƠNG TRẺ NGUYỄN THỊ THU HÀ

Người kế nghiệp Di sản Ca trù trên đất Cổ Đạm

 

                                                                              

        Ngày 1/10/2009, Ca trù  Việt Nam (trải rộng trên 15 tỉnh, thành) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cần được bảo vệ khẩn cấp. Hơn 10 năm qua, cả nước đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ Ca trù. Song sức sống của Ca trù so với yêu cầu hiện nay vẫn chưa đáp ứng và vẫn cần phải được tăng cường bảo vệ hơn nữa để trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc duy trì thường xuyên các buổi trình diễn Ca trù tại các Câu lạc bộ và nâng cao chất lượng nghệ thuật của loại hình này cũng như nâng cao nhận thức về Ca trù để có thêm nhiều công chúng thưởng thức, khẳng định vị thế Ca trù trong đời sống đương đại; đồng thời cần phải hỗ trợ các nghệ nhân lớn tuổi và khuyến khích những ca nương, kép đàn trẻ học hỏi và tham gia truyền dạy Ca trù cho các thế hệ sau là những vấn đề đặt ra đối với công việc bảo vệ và chấn hưng Ca trù.  Dưới đây xin giới thiệu một gương mặt ca nương trẻ Nguyễn Thị Thu Hà – Người kế nghiệp di sản Ca trù trên đất Cổ Đạm, Nghi Xuân.

           Ca nương Nguyễn Thị Thu Hà đến với nghệ thuật Ca trù như một “duyên nợ”. Lúc mới 8 tuổi (2010), em theo mẹ đi xem các nghệ nhân biểu diễn Ca trù tại Nhà văn hóa huyện Nghi Xuân rồi bị mê hoặc từ đó. Tại khán phòng, trong khi các khán giả trẻ tuổi lần lượt bỏ ra về bởi những âm hưởng “ứ hự” không phù hợp với họ, thì bé Hà không rời mắt khỏi sân khấu và miệng lẩm bẩm hát theo các nghệ nhân hết bài này đến bài khác. Điều mà nhiều người cảm thấy ngạc nhiên là ca nương Nguyễn Thị Thu Hà không phải sinh ra trên mảnh đất được coi là “Cái nôi Ca trù – Cổ Đạm” và em cũng không phải sinh ra trong một gia đình nghệ thuật. Cha mẹ Hà là những người nông dân thực thụ ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, nhưng khi biết con mình đam mê Ca trù, họ đã hết lòng ủng hộ để Hà được đến với bộ môn nghệ thuật này. Từ đó, đều đặn thứ 3, thứ 5 hàng tuần, bố mẹ em thay nhau sắp xếp công việc, đưa bé Hà vượt quãng đường hàng chục cây số, từ nhà ra xã Cổ Đạm để học hát và tham gia Câu lạc bộ Ca trù.

       Các nghệ nhân cao tuổi ở xã Cổ Đạm và anh chị em cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện Nghi Xuân phát hiện Hà có năng khiếu và niềm đam mê đặc biệt nên đã dành nhiều thời gian truyền dạy cho em nhiều thể cách, lối hát. Vốn có năng khiếu thiên bẩm, nên Hà nắm bắt rất nhanh những kỹ thuật cơ bản của nghệ thuật Ca trù như ém hơi, đổ hạt, luyến láy… phối hợp với kỹ thuật gõ phách.        

   Mặc dù tuổi đời mới là 17 và tuổi nghề cũng chỉ là 9 (số năm thực hành đang ngắn so với bộ môn nghệ thuật Ca trù), nhưng Nguyễn Thị Thu Hà được giới chuyên môn đánh giá là một ca nương có tài năng đầy triển vọng. Em có một giọng ca dày dặn, vừa vang, cao, trong sáng, vừa rất ngọt ngào và đằm thắm. Hà hát tròn vành rõ chữ, lại biết cách ém hơi, nẩy hạt, rung giọng trong mỗi câu chữ; tiếng rụp, tiếng chát rõ ràng, phách khoan, phách mau uyển chuyển. Đến nay Hà đã hát khá thành thục trên 10 thể cách kinh điển trong Ca trù như Chúc hỗ, Hát nói, Xẩm huê tình, Thét nhạc, Tỳ bà hành, Vọng đại thạch, Gửi thư, Bắc phản, Thiên thai, Nhịp ba cung bắc,…Bằng giọng ca truyền cảm, kết hợp với cách gõ phách khá điêu luyện, phong thái biểu diễn tự tin, đĩnh đạc cộng với gương mặt khả ái, dịu dàng, khuôn dung tươi tỉnh, em đã hút hồn của khán giả mỗi khi ngồi vào chiếu hát. Khi hát, tất cđều cuốn theo lời hát, mỗi b phận biểu đạt mộtcm hồn, một khía cạnh của ca tvà âm nhạc với sự tinh tuý, sang trọng  tuôn ra tthanh quản, tánh mắt, t môi, tmũi, ttránCó lttất thảy những ngóc ngách đó và n hết là tmột i nội m u sắc từ cõi lòng ca nương. Nghe Hà hát, người nghe cảm thấy rợn người, bởi ma lực của lời ca, tiết tấu và trọng lực trong lối t vừa n dã vừa n m của Ca trù.

         Tại Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018, khi ca nương Nguyễn Thị Thu Hà vừa mới cất lên giai điệu Tỳ bà hành[1], một thể cách âm nhạc khó hát nhất của nghệ thuật Ca trù, hàng trăm khán giả mến mộ Ca trù nín thở, cảm xúc trào dâng. Ai cũng hết sức ngạc nhiên khi nghe ca nương mới 16 tuổi hát thành thục một thể cách khó như thế trong Ca trù.

         Bằng tài năng và sự nổ lực phấn đấu không ngừng của bản thân, ca nương trẻ Nguyễn Thị Thu Hà đã sớm gặt hái được nhiều thành công trong biểu diễn: Giải “Ca nương triển vọng” và giải Nhất Liên hoan Ca trù toàn quốc vào các năm 2011, 2014; Huy chương Vàng và danh hiệu Ca nương tài năng Liên hoan Ca trù toàn quốc, năm 2018. Mơ ước lớn nhất của ca nương Nguyễn Thị Thu Hà là có nhiều có nhiều sân chơi để em có nhiều cơ hội được trải lòng mình tận cùng với Ca trù./.

                                                                                                P.T.H

 

 


[1] Tỳ bà hành (thơ Bạch Cư Dị, dịch Phan Huy Vịnh)

. . . . .
Loading the player...