03-08-2012 - 09:05

Hoạ sĩ TRẦN TỪ THÀNH

Không phải ngẫu nhiên mà từ lâu đồng nghiệp và công chúng yêu mến nghĩ về ông như họa sỹ của những dòng sông. Quả vậy ông có nhiều tác phẩm đẹp về sông nước Hà Tĩnh quê mình như Chiều sông La, Bến Đàng Ngang, Nỗi nhớ Ngàn Sâu, Mùa giông bão… những con người lam lũ trên bến dưới đò, dòng nước trong veo vì thiếu vắng hạt phù sa.

Trần Từ Thành- Họa sĩ của những dòng sông
 
Không phải ngẫu nhiên mà từ lâu đồng nghiệp và công chúng yêu mến nghĩ về ông như họa sỹ của những dòng sông. Quả vậy ông có nhiều tác phẩm đẹp về sông nước Hà Tĩnh quê mình như Chiều sông La, Bến Đàng Ngang, Nỗi nhớ Ngàn Sâu, Mùa giông bão…
      Đã non nửa thế kỷ Từ Thành rời quê hương Gia Phố, Hương Khê ra đi để đến với môi trường nghệ thuật - nơi  đó là 42 Yết Kiêu Hà Nội - Trường Cao đẳng Mỹ thuật, nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Những năm chiến tranh ác liệt, Trần Từ Thành đã có mặt ở những nơi đầy gian nguy, ác liệt, Đèo Nậy, Đèo Con, Truông Rọ, Ngã Ba Đồng Lộc để rồi từ đó các tác phẩm hội họa có giá trị được ra đời.
     Hơn 40 năm đứng trên bục giảng của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam, Trần Từ Thành đã góp phần đào tạo cho hàng ngàn cử nhân trở thành những nhà thiết kế tài năng cho đất nước, giáo trình Nguyên lý tạo hình trên mặt phẳng của nhà giáo Trần Từ Thành còn đi suốt chiều dài của quy trình đào tạo mỹ  thuật cho các thế hế hệ mai sau. Từ một giảng viên rồi trở thành nhà quản lý về học thuật, Trần Từ Thành đã có nhiều đóng góp, xây dựng chương trình giảng dạy cho các trường Mỹ thuật Hà Nội, Huế, TPHCM.
      Không phải ngẫu nhiên mà từ lâu đồng nghiệp và công chúng yêu mến nghĩ về ông như họa sỹ của những dòng sông. Quả vậy ông có nhiều tác phẩm đẹp về sông nước Hà Tĩnh quê mình như Chiều sông La, Bến Đàng Ngang, Nỗi nhớ Ngàn Sâu, Mùa giông bão… những con người lam lũ trên bến dưới đò, dòng nước trong veo vì thiếu vắng hạt phù sa.
Với tác phẩm Ngàn Sâu tháng tư, ông miêu tả dòng nước mênh mang, hung dữ, chẳng còn bầu trời, chẳng còn bến bãi, những mô đất nhỏ nhoi còn lại như niềm thấp thỏm lo âu. Dù thế mà thông điệp ta nhận về vẫn là sự khẳng định một sự sống trường tồn. Với mạch cảm hứng ấy, ta nhận ra tính luận đề qua nhiều tác phẩm khác như: Nắng bờ đê, Mưa lá, Chớp bể từ một bút pháp mãn cảm và khoáng hoạt. Không thể không nói tới loạt tranh được sáng tác nghiêng hẳn về suy tư triết lý, buộc người xem phải rộng dài ngẫm ngợi như: Tĩnh vật, Đợi, Chờ, Mùa đông…
Đáng chú ý nhất trong sự nghiệp của họa sĩ Trần Từ Thành là tác phẩm 1976… Bức tranh cổ động khổ lớn, được đặt trang trọng trên nóc nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). Tác phẩm về đề tài thống nhất này - dưới nét vẽ mềm mại mà phóng khoáng của người nghệ sĩ, nụ cười của Bác và tinh thần nhân văn của Người được khắc họa một cách sinh động, ý nghĩa cao cả. Trên thế giới, nhiều bảo tàng trưng  bày bức tranh này, như là một thông điệp về hòa bình và bản lĩnh dân tộc Việt  Nam.
       Non 50 năm xa quê ân tình sâu nặng, ông đã mở cuộc triển lãm tranh tại quê hương Gia Phố. Đây thực sự là một triển lãm đặc biệt của Trần Từ Thành. Ông chọn lọc 30 tác phẩm giới thiệu với người dân quê và tặng lại cho trường Trung học Gia Phố như một món quà của người trò cũ. Một giải thưởng mỹ thuật hằng năm dành cho bạn trẻ cũng được ông ấp ủ, như  một lời nhắn nhủ, dẫu còn đó những bộn bề lo toan vật chất, hãy nuôi dưỡng ước mơ…
       Họa sỹ Trần Từ Thành được nhận nhiều giải thưởng hội họa trong nước và quốc tế. Tác phẩm hội họa của Trần Từ Thành có mặt trong các tuyển tập Mỹ thuật đương đại Việt Nam, Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, Triển lãm mỹ thuật quốc tế, trong sưu tập Bảo tàng quốc gia của một số nước như Pháp , Nga, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật… Tác phẩm tiêu biểu : Bác Hồ ngày Thồng nhất, Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc, Ngày về, Nhật ký Khuổi Nặm, Vượt cầu Mường Thanh, Bản Na Hon, Hà Nội, Ngàn Sâu, Mẹ Liệt sỹ, Đợi…
Xuân Đức
                              (Nguồn: http://www.dantri.com.vn)


(Họa sĩ Trần Từ Thành về quê  thăm bạn bè văn nghệ sĩ Hà Tĩnh)
. . . . .
Loading the player...