22-09-2023 - 07:13

Thái độ của Nguyễn Du đối với phong trào Tây Sơn (1771 - 1802)

Văn nghệ Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu bài viết “Thái độ của Nguyễn Du đối với phong trào Tây Sơn (1771 - 1802)” của tác giả Nguyễn Nga

Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du sinh ra tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại Tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận công.

Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giàu sang phú quý. Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tể tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này, Nguyễn Du chịu nhiều mất mát liền kề. Năm Bính Thân 1776 thân phụ ông mất. Năm Mậu Tuất 1778, khi 12 tuổi, thân mẫu Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần mất. Mới 13 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi).

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này, Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.

Năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại kiêm Trấn thủ Hưng Hóa, Thái Nguyên, tước Toản Quận công và Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.

Năm Quý Mão (1783), Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Sinh đồ) lúc 18 tuổi, được tập ấm chức Hoằng tín đại phu, Trung thành môn vệ úy, tước Du nhạc bá, rồi nối chức của người cha nuôi họ Hà, làm Chánh thủ hiệu - một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784), kiêu binh nổi dậy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái tử. Dinh thự gia đình ông ở phường Bích Câu, Thăng Long bị kiêu binh phá sạch, Nguyễn Khản phải trốn lên ở với em là Nguyễn Điều đang là trấn thủ Sơn Tây.

Năm Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn tiến ra Bắc diệt quân Thanh. Lê Chiêu Thống chạy sang Yên Kinh. Ba anh em Nguyễn Nễ, Nguyễn Du, Nguyễn Ức không kịp theo Chiêu Thống, ly tán mỗi người một ngả. Nguyễn Du về Thái Bình ở nhờ (lần thứ hai ở nhờ) nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn… Từ đó, thật ra là từ ba năm trước, năm 1786, khi quân Tây Sơn ra Bắc lần đầu – Nguyễn Du đã phải sống cuộc đời lưu lạc mà ông gọi là “Thập tải phong trần” mười năm gió bụi.

Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết. Dinh cơ, từ đường họ Nguyễn ở Tiên Điền, Hà Tĩnh bị tướng Tây Sơn Lê Văn Dụ đốt cháy, phá hủy, làng Tiên Điền bị làm cỏ vì cuộc khởi nghĩa Nguyễn Quýnh.

Năm 1796, Nguyễn Du trở về Tiên Điền. Mùa đông năm đó, ông định vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh, nhưng bị tướng Tây Sơn là Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. Sau nhờ Trấn thủ Nghệ An có quen biết Nguyễn Nễ, anh cùng mẹ với Nguyễn Du nên ông mới được tha.

Vua Gia Long lên ngôi năm 1802, Nguyễn Du nằm trong danh sách cựu thần nhà Lê được triệu ra làm việc. Ông được bổ Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau, thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội). Năm Ất Sửu (1805), ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm), tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm Đinh Mão (1807), được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm Mậu Thìn (1808), ông xin về quê nghỉ. Năm Quý Dậu (1813), ông được thăng Cần chánh điện Đại học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814, ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm). Năm (Canh Thìn) 1820, Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong. Nhưng chưa kịp lên đường thì ông bị bệnh, mất ngày mồng 10 tháng 8 âm lịch ịch sử Việt Nam cuối thế kỷ

Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX với nhiều biến động, ảnh hưởng đến tư tưởng của Nguyễn Du. Phong trào Tây Sơn trong quá trình phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động ra Bắc Hà đã lật đổ các tập đoàn phong kiến của vua Lê và chúa Trịnh, làm đảo lộn các trật tự xã hội đương thời. Gắn liền với đó là sự đụng chạm đến các quyền lợi một bộ phận lớn nhà nho đang làm quan lại hay phục vụ cho chính quyền Lê - Trịnh. Trong đó, có trường hợp của Nguyễn Du. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có danh vọng vào bậc nhất đương thời, có nhiều người làm quan dưới triều Lê - Trịnh “Bao giờ ngàn Hống hết cây, Sông Rum hết nước, họ này hết quan”. Phong trào Tây Sơn nổ ra đã khiến cho gia đình Nguyễn Du tan tác, bản thân phải sống lưu lạc, “mười năm gió bụi cuộc đời”. Chính vì vậy, thời kỳ chạy loạn về quê vợ, Nguyễn Du đã tính chuyện phù Lê chống Tây Sơn. Một đứa con của một gia đình “vọng tộc” từng nhiều đời nặng ơn trời bể với Lê - Trịnh, đối với Tây Sơn có hành động như vậy là cũng điều dễ hiểu. Nhưng một điều cũng khá đặc biệt là mặc dù chống Tây Sơn. Nguyễn Du vẫn không hé lộ ra một thái độ hằn học nào đối với triều đại đó, có chăng một nỗi niềm tâm sự ấm ức:

Ngã hữu thổn tâm vô dữ ngữ

Hồng sơn sơn hạ Quế Giang thâm

(Dịch nghĩa: Ta có một chút tâm sự này, không biết bày tỏ cùng ai

Dưới chân núi Hồng, sông Quế Giang sâu thẳm)

(My trung mạn hứng - Nguyễn Du)

Nguyễn Nga

. . . . .
Loading the player...