14-04-2020 - 10:01

Tác giả LÊ VĂN HÀ

 

Bút danh: Hà Lê

Ngày tháng năm sinh:

Quê quán:  Kỳ Thư, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Nơi công tác hoặc thường trú hiện nay: Nguyên là lính cơ yếu( Hiện đã nghỉ hưu)

Hội viên Hội liên hiệp VHNT Hà tĩnh,  chuyên ngành:   Văn xuôi     Năm kết nạp: 1998

Địa chỉ liên lạc:  TK10, Hưng Lợi ,Thị trấn Kỳ Anh , Hà Tĩnh

 Điện thoại:                             Email:

Tác phẩm chính đã công bố, xuất bản: 

- Hoa lau (tập thơ)  Hội liên hiệp VHNT Hà Tĩnh năm 2004
- Mạch làng (tập truyện ngắn)  NXB Hội nhà văn năm 2000
- Nước mắt tôm (tập truyện ngắn) NXB Hội nhà văn năm 2005
- Rừng góa (tập truyện ngắn) NXb Hội nhà văn năm 2006
- Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Lộc (tập ký) NXB Nghệ An năm 2011
- Bên dòng Sơn Soang (tập truyện ngắn)  NXB Hội nhà văn năm 2011

 

Giải thưởng:

- Giải nhất thơ huyện Kỳ Anh năm 1997
- Giải khuyến khích về truyện ngắn – NXB Giáo dục năm 1999
- Giải khuyến khích ngành Bưu điện năm 2005
- Giải khuyến khích của Liên hiệp các hội VHNT  Việt Nam năm 2007.
- Giải C - giải thưởng VHNT Nguyễn Du  

Tác phẩm tự chọn:

                                               TÂM BÃO

                                                                 Truyện ngắn

Biển Mỹ Hoa lặng phắc. Sóng biển đánh vào mạn thuyền loạp xoạp.Đàn ông làng Mỹ Đức phần đa đang ởngoài khơi. Chỉsố ít đánh cá cơm trong lộng. Một tốp thợ lạ hoắc, ở đâu không rõ, nhảy từhai xe tải xuống. Và đồng loạt khởi động cưa xăng. Bảy cái cưa vừa gầm rú vừa liếm vào thân những cây phi lao ven biển đã có hàng trăm tuổi.Tiếng cây đổ, tiếng cưa rú vang xa.Rừng phi lao đã trụ vững trước hàng trăm trận bão, bị nhân bão tập kích bất ngờ, rung chuyển, đổ ngổn ngang, như thể một gã khổng lồ đạp vào vườn cải.  Mấy chị phụ nữvà đám trẻ em nhà gần đó chạy ra. Từ chỗ vài người, rồi vài chục người. Họ sấn sổ hô lớn: “Dừng lại! Không được phá rừng ”. Những gã thợ cưa như chưa hề nghe được. Họ vẫn mãi miết tỳ đè, Phoi gỗ bay lên tung tóe. Một vài người dân không chịu nổi, xông vào: “Điếc ạ, mù ạ”. Một vài thợ cưa bị các bà kéo áo, giật tay. Cuối cùng một gã buộc phải dừng cưa: “ Chúng tôi là dânlàm thuê. Hạ hết khu rừng này trong ba ngày mới được thanh toán”. Mấy người nhao nhao: “Ai thuê bọn bay. Thuê bao nhiêu?”. “Ông Lảng, hai mươi triệu. Bà con để chúng tôi làm, nghỉ là đói rả họng” Dân làng Hoa Đức kéo ra một lúc một đông, bao vây, gây khó, không cho họ phá rừng.Một chị phụ nữ hớt hải chạy bộ lên ủy ban kêu cứu chính quyền. Nhưng cả trụ sở chỉ có vài người. Những người có quyền chức đều“đi tập huấn trên phố”. Vậy là cuộc xô xát, cãi vả ở rừng phi lao ven biển tiếp tục xẩy ra. Bên ít quân thì córìu rựa, cưa xăng. Bên đông quân thì dùngcành cây, đá sỏi. Trận chiến không ai phát động. Không người chỉ huy. Nó xẩy ra hoàn toàn tự phát. Dân vừa ném đá, vừa bảo: “Các ông phá rừng ven biển bắt quá cưa cổ chúng tôi”. Bên kia gân cổ lên, quát lại: “Bà con lấy quyền gì mà ngăn cản…”.Bảy cái cưa xăng như cũng nổi khùng: “ uaauf, uaauf, uaauf…” nhưng dân biển chẳng sợ. Cuộc chiến kéo dài gần một giờ thì rã đám. Hậu quả:  Hai xe tải thủng lốp vỡ kính. Ba thợ cưa bị trúng đásứt đầu, hai thợ bị tróichặt vào gốc cây. Số còn lại bị bao vây. Bảy cưa xăng, ba rìu, mười lăm rựa bị ném xuống biển. Bên thắng cuộc,hai người bị thương được chở đi Bệnh viện. Bảy “thương dân”vào trạm xá. Cuộc phá rừngven biển bị dập tắt.Gần hai chục cây phi lao trên trăm tuổi bị cắt đổ ngồn ngang. Đáng tiếc nhất là cây phi lao ba thân, mỗi thân một người ôm không xuể, đã bị cắt đổ kềnh.Ai cũng xuýt xoa đau xót như bịcưa máy cưa vào thân thể. Chính dưới gốc cây cổ thụ này, trước khi ra biển, dân thường ngồi lại trao đổi, chuyện trò. Một số người thường nướng cá và uống rượu ở đây. Họ gọi vui là “Văn Hải ủy”.

Đúng một tuần sau, vào lúc trời đổ giông thì lũ phá rừng lại tới. Lần này có thêm một xe con. Một xe bắt phạm nhân. Mặc trời mưa, lũ phá rừng vẫn cứ nổ máy ầm ầm. Lần này không phải bảy cưa mà  mười lăm cưa. Họ lợi dụng lúc mưa “ào ạtxông lên” để thực hiện chiến thuật“Cây đã đổ, việc đã rồi”.Nhưng những cái cưa xăng “ngu như lợn” chẳng biết ý ông chủ, đáng ra lặng lẽ mà bập vào cây, lại gầm lên như rồ. Đồ dốt tịt- ông chủ ngồi trong xe lẳm bẳm. Mặc mưa đòi gió, gió đòi mưa. Hàng trăm thường dân lại kéo tới. Điều đáng mừng nhất, lần này có mấy công an và cán bộ xã cùng đi. Mọi người khấp khởi vui mừng vì tin rằng công an xã sẽ ra tay bắt lâm tặc.Nhưng nỗi vui chưa kịp mừng thì nỗi buồn ập đến. Tiếng loa phát ra : “A lô, ặt. a lô ặt. Đây là dự án trọng điểm…ặt.. trọng… nuôi cá bi la Mỹ…ặt… tư … nghìn đô...  ngừng ngay việc chống đối, ai không tuân thủ sẽ bị bắt, ặt… vì đây là dự án đặc biệt…”Tiếng loa phát trong mưa, khả năng chập pin, rất khó nghe, nhưng cái điều khó nghe nhất và không một người dân nào chịu nỗi là cán bộ xã đứng về bọn phá rừng.Trên chục cái cưa xăng oaof … òao… dàn hàng ngang, vừa bập vào cây vừa sẵn sàng cưa cổ những người dân chống đối. Ông chủ dự ánvà mấy ông xã cũng hung hăng khiếp lắm. Phó chủ tịchPhùng Khai mặt đỏ như gà chọi tuyên bố: “Bây cứ cưa cổ những đứa bướng bỉnh dám chống người thi hành công vụ cho tao. Mấy lão già hung hăng kia thì gô cổ lại, ném lên xe, chở vào nhà đá...” Biết được thứ vũ khí nguy hiểm trong tay lâm tặc, nên không một người dân nào đến gần. Một vài trung niên bảo nhau chạy về lấy dao, mác, chuẩn bị cho cuộc đánh giáp lá cà.Họ tự động viên nhau: “ dùi cui điện không là cái gì hết”. Làn đạn sỏi đá vẫn ào ào ném về phía đối phương. Hầu như toàn bộ đội hình quân phá rừng đã bị thương. Ông Khai nằm giữa cát, thoi thóp thở,chẳng thấy máu me gì cả, người  ngồi, đứng vòng trong, vòng ngoài. Có ai đó nói: “ hắn bị đá ném trúng màng tang, sắp chết?”.

Bên phá rừng cậy có ba người mặc áo vàng và một xe bắt phạm nên họ hung hăng khiếp lắm. Họ quên rằng “Mất lòng dân là mất tất cả”. Và họ không biết tai họa khi đàn ong vỡ tổ, khibị ai đó bắt đi chúa của mình. Ba thanh niên trai tráng tuyên bố xả thân. Hàng chục người tuyên bố sẵn sàng chết để bảo vệ rừng. Tiếng đá ném rào rào. Có cả tiếng la hét, cào cấu của chị em phụ nữ. Chiếc mét xê, nghe đâu trên ba tỷ, của ông chủ đã chạy trốn từ lâu. Phía có vũ khí tối tân chưa cưa cổ được người nào, thì đội hình của họ bị tan rữa. Chín thợ cưa trúng đá bị thương. Trong đó, một người có khả năng tử nạn. Ba thanh niên làng Mỹ Đức bị còng tay và bị đẩy vào xe nhốt phạm. Họ nói ập ọe trên loa : “Tội cản trở người thi hành công vụ”. Nhưng một lần nữa như đàn ong cứu chúa. Hàng chục người đàn ông, đàn bà, có cả mấy em nhỏ nằm chen chúc dưới bánh xe “ bắt phạm”. Quyết không cho xe chuyển bánh. Đàn ong như đã đến lúc liều thân. Một số người đã khóc. Những giọt nước mắt hiếm hoi của những người đàn ông biển đã chảy. Có lẽ họ chuẩn bị nhảy vào cuộc đâm chém để bảo vệ sự sống. Rừng là cuộc sống của họ, là cái áo tơi vĩ đại che cát, che gió, che bụi mặn, che bão biển hoành hành… Rừng phi lao đã có hàng nghìn năm, nó đã từng che bộ đội pháo mặt biển, pháo phòng không và cả bộ binh... Rừng còn là nơi hò hẹn của nam nữ thanh niên làng cá… Vậy mà chính quyền lại đứng về phía phá rừng. Dân có bình tĩnh mấy cũng không thể nào hiểu nỗi. Cuộc chiến kéo dài.Hai bên bị thương nhiều. Có một điều lạ là không ai nghĩ ra cách để chấm dứt cuộc chiến. Bên nào cũng xù cánh lên! Tiếng cưa, tiếng la hét chửi rủa vang trời. Trước tình hình ấy, ông trời buông bóng tối như để che mặt hai bên. Xe “ bắt phạm” không nhích nổi nửa mét. Công an buộc phải thả mấy người bị bắt. Bên nào cũng đói lả, mệt nhoài. Cuối cùng bổng nghe tiếng loa ập ọe: “ Bên dự án nhận dừng..ặt..ui quân,  nhân dângiải tán không thì bịắt…”

Ngày mười ba, tháng chạp, tại trụ sở ủy ban nhân dân xã Mỹ Hoa. Cuộc họpnhiều thành phần nhằm giải quyết vụ việc. Lại một lần nữa một cơn bão ập đến, đó là khi nghe ý kiến của cán bộ Sở tài nguyên môi trường: “ Rừng phi lao ven biển Mỹ Hoa không phải rừng phòng hộ, không có trong danh sách bảo vệ…”. May có ông Bí thư đảng ủy van xin, không thì ông sở này có nguy cơ bị đập chết tại hội trường và quăng xác xuống biển.

Vậy là, dự án nuôi cá Bi La trên diện tích rừng phi lao ven biển chưa thể bàn giao mặt bằng. Chi bộ thôn Mỹ Đức, ngày mùng ba, lại tập trung kiểm điểm năm đảng viên, vì tội theo đuôi quần chúng chậm tiến, không chịu nhận tiền đền bù mồ mả. Đồng chí Bùi Hoa Xèng phát biểu trước khi bị bí thư dọa đưa ra khỏi Đảng: “ Tôi không đồng ý phá khu rừng thiêng này. Ngoài tác dụng như cái áo giáp che chắn cho làng, còn có linh hồn của ông cha tôi ở trong đó.Nếu là công trình quốc phòng thì mười chín ngôi mộ của chi họ tôi, không cần tiền đền bù, tôi  đã dời chuyển lâu rồi. Vả lại, công việc dời chuyển một ngôi mộ tối thiểu mất một triệu hai, nay doanh nghiệp Bi La chi trả bốn trăm nghìn. Chả nhẽ chỉ dời chuyển một phần ba ngôi mộ ”.Cuối cùng chi bộ cũng không đưa ra khỏi Đảng được ai. Lại mất lòng tin trầm trọng. Không nói ra, nhưng trong lòng một số đảng viên cho là Ban chi ủy thôn và cán bộ xã đã “ Ngậm phong bì” nên “nhắm mắt làm bậy”.

Vướng vào những cụ phi lao trên trăm tuổi, những ngôi mộ mà chủ nhân chưa chịu nhận tiền đền bù, doanh nghiệp không sao triển khai thêm được, đành đánh bài gậm nhấm. Họ thuê “ lũ trộm chó” nhằm vào  thời gian toàn dân ngủ say. Họ cuốn áo rách vào cưa để giảm tiếng ồn, nhẹ nhàng cắt trộm những cụ phi lao to nhất. Mỗi đêm một cụ. Cây đổ rồi thì vác cưa nhào ra biển, bơi ra xa, lên thuyền chạy thoát. Nghe đâu giá cưa đổmột cây lên đến nửa triệu đồng. Vỏ quýt dày- móng tay nhọn. Dân lập tức làm chòi, lập chốt. Tuyên bố công khai: “ Ai phá rừng ban đêm sẽ bị buộc đá, và quăng xuống biển”. Thế là cái mưu trộm chó cũng chỉ hạ được vài ba cây.

Vào một đêm, khoảng hai giờ sáng, sau một ngày ăn cưới con ông Huỳnh, phó chủ tịch xã, tổ gác rừng và dân lànglăn ra ngủ,thì có tiếng kêu thất thanh của bà Tỏn: “ Làng nước ơi, bọn phá rừng ! làng nước ơi… Mau mau”.Khi mọi người chạy đến thì hai chiếc máy múc đang ra sức quậy phá khu rừng. Những cây nhỏ chúng cho máy vầy và theo kiểu bầy voi, những cây to thì hai máy hai bên húc, đè. Đổ từ từ. Không có tiếng động. Hai tên lái bị bắt, giải lên xã ngay lập tức. Một số người lo gom rác để “nướng máy” như họ đã từng gom rác để nướng cá trích mà họ thường làm. Nhưng rồi tiếc của, lại thôi. Bổng ông Út nói to:“ Sai bét rồi, máy không đốt, người lại nộp cấp trên, biết đâu món này cũng quân bọnhọ?”

Ngọn gió chướng thổi bung khu rừng ven biển, làm tan tác cuộc sống người dân Mỹ Đức, hóa ra lại thổi từỦy ban nhân tỉnh Tứ Phong. Nhân vòng xoáy chính là chữ ký của đồng chí phó chủ tịch Hoàng Ân, quyết định cấp đất cho ông Võ Đẩm,doanh nghiệp cá bi la, trùm lên diện tích rừng phi lao ven biển.Bây giờ lòng tin đã mất. Cá bi la chưa có con nào. Chỉ thấy cát mặn chui vào người. Lá hoa vườn của hàng trăm hộ trụi lũi quanh năm. May mà ông trời có mắt nên chưa thổi bão về. Thật kinh hoàng khi người là tâm bão ./.

                                                                                              

 

. . . . .
Loading the player...