17-02-2024 - 11:04

Chân dung Nhà văn

Tạp chí Hồng Lĩnh số Tết Giáp Thìn (209+210) năm 2024 trân trọng giới thiệu chân dung Nhà văn vừa được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam 2023

TRẦN HẬU THỊNH

  • Sinh ngày: 12 - 9 - 1961
  • Quê quán: Thạch Hội, Thạch Hà, Hà Tĩnh
  • Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh,

chuyên ngành: Văn xuôi

  • Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2023)  
  • Tác phẩm đã xuất bản: Thao thức (Tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, 2005), Cái sự đời (Tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, 2017), Duyên muộn (Tập truyện ngắn, NXB Nghệ An, 2007), Thời nông nổi (Tập truyện ngắn, NXB Hồng Đức, 2011)
  • Giải C Giải thưởng VHNT Nguyễn Du (2020)

TRẦN HẬU THỊNH

hạnh phúc bất ngờ

                                           

 

                                                                                Truyện ngắn

 

Nhìn căn nhà bừa bộn trong ngày cuối năm lòng Hùng buồn đau đáu. Tết nay mình sẽ đi đâu, về đâu hay ở lại đây? Mình sẽ tôn thờ cái kiếp độc thân đến bao giờ. Một nỗi buồn day dứt mà anh không biết tâm sự cùng ai khi ngoài kia mùi hương trầm và bản nhạc chào năm mới đã cất lên rộn ràng cùng tiếng cười con trẻ. Bất chợt anh lặng lẽ gói vài bộ quần áo nhầu nhỉ và khóa cửa đi ra. Ngoài kia hồ Than Thở đang nhuốm màu sương lãng đãng. Có chăng nơi ấy sẽ đồng cảm cho nổi buồn cô quạnh của anh.

Tót lên chiếc Wave, gần ba mươi phút anh có mặt trước cổng nhà nghỉ. Gặp cô lễ tân nhận phòng xong, Hùng lang thang gióng bộ. Lại buồn. Một nổi buồn cô đơn trống trải choán ngập tâm hồn người đàn ông đa cảm. Đã một thời buôn bả bon chen, nay lên xứ đồi thông được ngắm hồ nước trong veo và núi non trùng điệp, hít thở không khí trong lành hắn thấy trong lòng như tiêu tan hết mọi mệt mỏi.

Hùng chưa biết phải sống thế nào một mình ở nhà nghỉ đêm nay thì một chiếc xuồng máy ghé qua. Người lái xuồng vui vẻ “anh có lượn vài lòng để thư thái đầu óc không? Em đoán anh đang tự lự. Mà ai lại lên Đà Lạt một mình vào cuối năm như anh”. Hùng còn chần chừ thì bất chợt một phụ nữ đoan trang bế đứa bé đến bên cạnh. Chị đưa đôi mắt khả ái nhìn anh “cho mẹ con em đi cùng, chúng ta góp cổ đông được không anh”.

Hùng nhìn người đàn bà và đứa bé, trái tim trong lồng ngực đập rộn ràng “Tết đến nơi rồi mà em tính toán vậy có sòng phẳng quá không”. Dứt lời Hùng dắt tay chị bước xuống xuồng máy. Chờ ba người ngồi ổn định, người lái xuồng nổ máy phóng đi. Một dòng nước trắng xóa đổ dồn về phía sau. Sương tan dần, vạn vật bên bờ bắt đầu chuyển động, anh thấy một niềm vui dạt dào khỏa lấp hết mọi nỗi cô đơn lâu nay. Đứa bé nghe tiếng xuồng nổ máy nó cũn cỡn trong tay mẹ. Chiếc ghế thật ngắn nên họ ngồi sát bên nhau. Có lúc chân đưa bé dẫn lên đùi Hùng, truyền vào anh cái cảm giác nồng nàn kỳ lạ. Một ý nghĩ thoáng qua anh ước gì cuộc đời có đứa con nhỏ thì hạnh phúc biết bao. Đã lâu mới có dịp gần đàn bà, nghĩ chiều nay sẽ đưa mẹ con vào nhà nghỉ làm anh đỏ mặt. Có lúc chiếc xuồng chao liệng gò má mịn màng của chị chạm vào cổ, vai anh làm Hùng rạo rực. Nhìn đứa con còn bé bỏng chị nói với Hùng “chỉ còn mấy ngày nữa là cháu thêm một tuổi đó anh”. Hùng cười: Và tôi với chị cũng vậy.

Hai người đang hướng mặt nhìn lên dãy núi xếp hình Sin ngoằn nghèo trước mặt thì bất chợt một tiếng “bõm” nghe thật kinh hoàng. Đứa bé rơi xuống đang sặc sụa vùng vẫy dưới nước, chị thét lên thất thanh rồi lao xuống bơi về hướng con mình nhưng bất lực, chỉ còn những hạt bọt nước sủi tăm trong hơi nước mênh mông... Người lái xuồng và Hùng cùng lao xuống.

Sau cơn vật lộn họ cứu được hai mẹ con chị ra khỏi miệng thùy thần, trở lên nhà nổi, đứa bé ói nước và nhanh bình phục. Còn chị có lẽ vì quá sợ nằm vật xuống sàn. Người lái xuồng hỏi: “vợ anh đúng không? Anh hô hấp nhân tạo cho chị kìa” Hùng lóng ngóng nhớ lại một pha cấp cứu chết đuối nào đó mà mình từng gặp trong đời. Anh bạo dạn ôm lấy chị, anh không hiểu đây là nguồn sinh khí mình truyền tải qua miệng hay nụ hôn mãnh liệt nhất trong đời. Người đàn bà dần dần  bừng tỉnh nhìn Hùng xao xuyến, anh thân tình: “Chị vào thay quần áo đi, cảm đấy. Để bé tôi trông”. Bất chợt đứa bé ngủ ngon lành trong vòng tay anh, chị vào phòng thay quần áo rồi đi ra, Hùng hỏi: Mẹ con chị có bắt tôi đền không? Chị nhoẻn miệng cười “Anh bảo sao? Đền cái gì nếu tôi cố ý thì sao?”. Hùng im lặng nhìn chị đắm đuối trong bộ quần áo huyết dụ khoác lên làm da trắng nõn của người phụ nữ một con. Trông chị thật lộng lẫy kiêu sa. Chị bồng đưa bé trên tay anh, rối ý tứ nghiêng người mở cúc áo vừa cho con bú, vừa vỗ nhẹ nhàng vào mông con. Rồi lẫy mấy câu Kiều - người đàn bà có học, anh nghĩ vậy.

Bỗng khuôn mặt chị lại lạnh toát lên vẻ sợ hãi “Anh ơi, con em bây giờ không còn bú, lại sốt cao làm sao đây”.

Anh hốt hoảng khởi động xe máy “nhanh lên, chị đưa túi xách cho tôi và bồng lấy bé”. “Bố nó đâu”.

Chiếc xe vụt đi trong chiều tím. Thật may ra đến thị xã thì đứa bé khóc nhè. Người phụ nữ bình thản “Anh ơi! Nó sờ vú mẹ rồi. Anh xem này, lúc nãy chắc nó khiếp sợ thôi”.

Cơn mưa chiều thật quái ác, con đường trắm mình trong những vũng nước còn uể oải bốc hơi. Bây giờ Hùng mới thấy đèn điện bật sáng. Anh dìu mẹ con chị vào một quán nhỏ bỏ trống ven đường để tránh mưa. Không gian thật yên tỉnh chỉ có tiếng những quả thông khô rơi lộp bộp. Chiếc ghế ngắn, họ ngồi sát bên nhau. Anh nghe mùi sữa mát ngọt được tỏa ra từ lồng ngực, hâm hấp đầy đặn của người phụ nữ. Qua ánh đèn chị càng đẹp hơn, dáng con nhà quý phái. Đứa bé bú xong ngủ ngon lành, chị lại đưa bé cho anh. Anh chưa kịp nói gì, chị đã khuất sau quán. Hùng nhìn theo và nghe... Thật xấu hổ - Anh tự rủa mình nghe làm gì”. Chị quay lại ngồi sát bên anh, cúi hôn con. Thấy động đứa bé cựa quậy, Hùng ôm chặt nó vào lòng. Chị nói “trông anh hiền quá, vợ anh ở nhà chắc hạnh phúc lắm”. Dứt lời chị rứt ra chiếc điện thoại bé xíu, nói tiếp: “Anh cho em xin số máy, biết đâu còn gặp lại nhau”, lưu xong số máy chị gương đôi mắt khả ái nhìn anh, trông chờ cái gì đó dạng như “rằng qua cơn hoạn nạn, mới hiểu được lòng nhau”. Anh sốt ruột nhìn bầu trời còn tý tách mưa.

- Gần đây tôi có quen ông bác sĩ, để tôi dò hỏi có thể khám và mua thuốc. Dứt lời anh vội vàng lục hết nách quần túi áo “chết thật! rơi đâu, chị chờ tôi tý”

Chị chưa kịp hỏi han mà cũng không lấy lại túi xách

Anh vù ga mất hút vào đêm mưa, chị lại bồng con vào trong quán. Thực tình chị cũng chưa biết sẽ làm gì, đi đâu. “Anh ấy mà không trở lại thì...” Chị nhớ đến túi xách càng lo lắng và nghị kỵ - Thời buổi oái ăm lăm kẻ đạo đức giả làm sao mà gã không cuỗm cái túi xách ấy được. Trong ấy là tất cả sự sống của hai mẹ con chị. Chị cầm điện thoại gọi, chuông đổ, nhưng không có tiếng trả lời. Chị càng sợ hãi và lo lắng hơn.

Anh vào nhà thằng bạn, may thay nó vẫn đang ở nhà. Như sợ vợ nó cắm sừng, anh gọi nó ra ngõ “Có cho vay vài triệu, có việc gấp”. Thằng bạn lặng lẽ móc túi đưa cho anh nắm tiền và hỏi: “có cần đi cùng không”.

 Anh lắc đầu: cảm ơn, mình tự lo được, bai bai.

Tới giữa đường, có ánh đèn anh mới nhìn thấy túi xách, nếu mà trong ấy có tiền bạc thì chị ta nghĩ anh là kẻ lừa đảo. Bất chợt anh tự cười về suy nghĩ quái đản mà bản thân chưa hề có. Mãi nghĩ, tới quán mà Hùng không giảm ga, phanh xe rít lên. Thấy anh, chị vừa mừng vừa sợ. Anh dắt xe lật đật “tôi tệ thật làm chị chờ lâu, điện thoại đổ chuông nhưng vội quá, cách đây mười hôm có đứa bạn đi xe, vừa nghe điện thoại nên gặp tai nạn vào viện đấy thôi”.

Chị mừng rỡ, bế con ra cạnh quán, “cảm ơn anh”, ta đến gặp bác sĩ luôn anh nhé.

Khám xong cho đứa bé, bác sĩ kết luận “Cháu bình thường. Anh chị đưa cháu về, chẳng cần thuốc thang gì cả. Chúc anh chị và cháu về quê đón tết vui vẻ”. Hùng đưa bác sĩ tờ một trăm - gọi là chút quà mừng tuổi. Bác sĩ “ồ không, bạn bè ai làm vậy. Tôi biếu lại cháu, chỉ trách là ngày hai bạn cưới nhau không thấy mời”. Người đàn bà “anh để em”, rồi chị bất chợt mở túi, tiếp tục mở khăn voan bọc trong. Lấy ra một tờ 200 ngàn bỏ vào trong phong bì rồi đi đến gần bác sĩ. Anh không khỏi ngạc nhiên, thì ra tiền cả chục triệu. Bây giờ chị càng quý anh hơn.

Ra khỏi phòng khám, thấy đêm đã khuya, anh nói giọng thân tình mẹ con:  Về nhà tôi nghỉ, cũng không xa lắm. Nhà hai giường mà tôi còn độc thân”.

Cảm ơn anh - Dứt lời chị bồng con nhẹ nhàng bước lên xe. Đâu đây mùi hương trầm phảng phất và từng đoàn người đi sắm tết làm anh buồn đau đáu và nhớ tới căn nhà ổ chuột của mình.

Thế là Tết nay nhà anh có đàn bà, có cả tiếng trẻ thơ, căn nhà ấm áp hơn. Cuộc đời thi vị làm anh quên bẵng những điều vụn vặt. Bây giờ anh thực sự thấy đói.

Mẹ con cô ở nhà nghỉ ngơi, tôi ra mua ít thức ăn dùng tạm. Ngày mai chúng ta đi sắm tết.

Bản chất người đàn bà đảm đang trong chị tôi trổi dậy “Anh để em”.

Hùng im lặng, chị lót con xuống giường, bước khỏi thềm còn ngoái lại “anh có dùng bia rượu không. Tết gần đến rồi mà anh chưa chuẩn bị được gì. Đúng là đàn ông”. Chị ra đi anh tần ngần nhìn đứa bé lòng lại bâng khuâng. Một dòng suy nghĩ quái đản bất chợt hiện lên trong đầu anh “Qua mấy đời vợ bây giờ - mới thấy người đàn bà này ân cần và tế nhị đến vậy”. Một cảm giác êm đềm nhưng thật dễ vỡ. Anh tự trách mình và muốn bộc bạch với chị về những gì trong cuộc đời oái oăm của mình nhưng không dám nói. Mọi tan vỡ trong cuộc đời, anh dành hết tội lỗi về mình.

Chị thấy ở anh có cái gì đó rất dễ cảm thông và đáng để mình gửi gắm những gì lớn lao nhất của cuộc đời. Chị muốn bày tỏ nỗi niềm nhưng lại dè dặt: Có nên không? mà nói ra làm gì! Chị đã dấu những oan ức khổ đau vào tận đáy lòng - Quê chị ở vùng cao nguyên Lâm Đồng biển miền Trung. Tốt nghiệp đại học thủy lợi ở Hà Nội, mẹ chị một hai bắt về quê công tác cho gần gia đình. Nhưng chị một lòng đi theo tiếng gọi của trái tim, “mẹ kêu mặc mẹ, con lấy chồng phải theo”. Thế là chị theo chồng về xây nhà ở Hà Nội, chồng mất mới gần giỗ đầu, bà nội cháu bé quẳng cái túi cho chị, ấn cháu gái vào tay “đồ tướng sát phu”. Nhưng thật ra bà sợ chị tái hôn rồi thừa kế, chị còn dành dụm được của hồi môn ngày cưới “bây giờ là bùa hộ mệnh” mang theo bên mình.

Tết nay Hùng thực sự thấy hạnh phúc hơn bất cứ cái Tết nào trong cuộc đời. Giường trong anh dành cho mẹ con chị, giường ngoài anh nằm, gọn gàng sạch sẽ, thay mùi chiếu mốc là mùi nước hoa thơm phưng phức, lại có cả tiếng đàn bà và con trẻ. Nhiều người láng giềng lại ghé qua chúc mừng anh, những tưởng vợ con ở quê vừa mới lên. 

Chiều nay mồng 5 Tết, sau cơn là ngà ở nhà thằng bạn, Hùng về không thấy mẹ con chị đâu, thật lạnh lùng. Bộ quần áo của anh đã giặt phơi khô xếp gọn gàng, cơm canh chu tất mà chẳng muốn ăn. Đè lên bức thư là đôi đũa. Chị viết “Em chẳng biết cảm ơn anh bao nhiêu cho đủ, biết ra đi thế này là phụ bạc, nhưng không thể Chúc anh đón xuân vui vẻ. Sắp xếp công việc xong mẹ con em lại thăm anh”.

Đọc xong bức thư Hùng nhảy tót lên xe, ghé siêu thị mua một bộ quần áo trẻ em và một hộp nước hoa hiệu Hoa Hồng bỏ vào giỏ. Tự dưng anh thấy mình vừa đón một cái Tết vui nhất trong cuộc đời./.

                                            T.H.T

. . . . .
Loading the player...