17-07-2020 - 14:04

Nội lực mới các cây bút trẻ Hà Tĩnh

Trong lĩnh vực văn học, dẫu chưa thật nhiều, nhưng những gương mặt mới xuất hiện thời gian qua như Trần Nam Phong, Trần Hải Vân, Trần Quỳnh Nga, Trần Thị Ngọc Mai, Hồ Minh Thông, Nguyễn Thị Hạnh Loan, Trần Thị Trâm Anh, Trần Tú Ngọc, Trần Ngọc Diệp, Tống Phú Sa, Trần Đức Cường, Nguyễn Thị Duyên, Trần Nguyên Hào, Dương Thế Võ…cho thấy niềm tin vào nội lực sáng tác của Văn học Nghệ thuật tỉnh nhà... Tạp chí Hồng Lĩnh trân trọng giói thiệu bài viết của Nguyễn Thị Hạnh Loan về đội ngũ sáng tác trẻ của Hà Tĩnh

Nội lực mới các cây bút trẻ Hà Tĩnh  

 

       Hà Tĩnh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng. Bất kỳ thời nào, Hà Tĩnh cũng sản sinh ra nhiều nhân tài trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh cũng là vùng đất của thi ca, nhạc họa. Mạch nguồn văn hóa từ ngàn xưa đến nay đã sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ, họa sỹ nổi tiếng, tên tuổi, cống hiến cho văn chương, nghệ thuật, làm đẹp cho cuộc sống này. Tre già măng mọc. Dường như, sức sống của văn chương nghệ thuật vẫn trường tồn và tiềm ẩn, trở thành trầm tích văn hóa, trở thành lẽ sống, thành máu thịt trong con tim, khối óc người Hà Tĩnh. Có lẽ người Hà Tĩnh không ai mà không thuộc lòng một câu hát, một câu thơ, bởi tôi tin đó chính là phẩm chất lãng mạn của người Hà Tĩnh, vốn tồn tại trên một mảnh đất được xem là phên dậu của Tổ quốc, mảnh đất cũng luôn chịu nhiều thiên tai, lũ lụt khắc nghiệt “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”.

          Trong sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực nào, sự tiếp nối, kế cận thế hệ là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi vì cái tháp văn học nghệ thuật cũng phải xây từ dưới đất lên, và muốn cao lên thì phải xây tiếp, xây tiếp. Thế hệ hôm nay cần kế tục thế hệ đi trước, để ngọn tháp văn chương, nghệ thuật luôn đổi mới, phát triển, vì đó chính là quy luật tất yếu nếu văn học, nghệ thuật muốn tồn tại.

          Trong nhiệm kỳ qua, đời sống Văn học- Nghệ thuật tỉnh nhà có lúc thăng, lúc trầm, nhưng điều đáng mừng là liên tục những năm gần đây đã xuất hiện những cây bút trẻ, mang đến hương sắc mới cho Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh. Họ là những người có thể được xem là trẻ, bởi vì, bằng cách này hay cách khác, họ đã góp thêm tiếng nói tinh thần cho cộng đồng, bằng những tác phẩm đầu tay của họ, với tất cả niềm đam mê, tận hiến, và bằng tất cả tình yêu sâu sắc, vô điều kiện đối với văn học Nghệ thuật, bằng cả tâm hồn mình, dám thể hiện, dám sống, dám nói lên suy nghĩ của mình trước cuộc đời, trước số phận con người.

          Tôi không dám cho rằng, những cây bút trẻ đã làm được những điều gì lớn lao, nhưng tôi tin rằng, nội lực của họ bắt đầu được khơi dậy, đánh thức và thăng hoa, và học đã được chính độc giả ghi nhận, cổ vũ, động viên. Điều tuyệt vời nhất là cùng với sự ra đời của các tác phẩm văn học, trong thời kỳ công nghệ số, nắm bắt được các thị hiếu của công chúng và sự mạnh dạn của chính mình các bạn trẻ đã biết tận dụng sự kỳ diệu, tính tương tác, tính đại chúng của thế giới số để quảng bá nhiều hơn tác phẩm của mình đến với công chúng. Ví dụ như việc phối hợp tổ chức ra mắt sách, đăng thơ lên trang facebook cá nhân, lập fanpage chia sẻ tác phẩm của mình…Đây là điều hết sức cần thiết cho thấy sự năng động, tự tin của các cây bút trẻ, đồng thời cũng thể hiện một xu hướng, đó là đã có một kênh văn học mới đang phát triển đó là văn học mạng. Việc quảng bá tác phẩm văn học trước hết không chỉ là vai trò của tổ chức, mà rất cần vai trò của chính tác giả. Bởi hơn ai hết, tác giả phải yêu chính đứa con tinh thần của mình rứt ruột đẻ ra. Nếu tác giả không trân trọng chính đứa con tinh thần của mình, thì thử hỏi làm sao công chúng, độc giả có thể yêu và trân trọng tác phẩm của họ? Chính vì vậy, tôi cho rằng, tác giả cũng như tổ chức Hội không để tình trạng một tác phẩm ra đời mà không ai hay. Bởi điều đầu tiên, chính tác giả phải có trách nhiệm lớn nhất với đứa con tinh thần của chính mình. Nhiệt huyết, sự năng động của các tác giả trẻ , cùng với khao khát tự thể hiện, khao khát được là chính mình khiến cho bức tranh văn học nghệ thuật tỉnh nhà càng thêm nhiều màu sắc.

          Trong nhiệm kỳ qua, những tác giả được coi là trẻ ở Hà Tĩnh đều xuất bản sách lần đầu ở ngưỡng từ 35-45, điều này cũng hoàn toàn bình thường khi văn học nghệ thuật cũng cần một thời gian để chín, để chiêm nghiệm và trưởng thành. Nhờ đó, các tác phẩm bứt ra khỏi những phản ánh thông thường, để đi tới những triết lý nhân sinh hơn về cuộc sống, về gia đình, về tình yêu, về những trăn trở trước thế sự. Trong lĩnh vực văn học, dẫu chưa thật nhiều, nhưng những gương mặt mới xuất hiện thời gian qua như Trần Nam Phong, Trần Hải Vân, Trần Quỳnh Nga, Trần Thị Ngọc Mai, Hồ Minh Thông, Nguyễn Thị Hạnh Loan, Trần Thị Trâm Anh, Trần Tú Ngọc, Trần Ngọc Diệp, Tống Phú Sa, Trần Đức Cường, Nguyễn Thị Duyên, Trần Nguyên Hào, Dương Thế Võ…cho thấy niềm tin vào nội lực sáng tác của Văn học Nghệ thuật tỉnh nhà. Nhiều tác phẩm của hội viên đã được giải thưởng hàng năm của Ủy ban Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam, các cuộc thi của Tạp chí Văn nghệ quân đội như Trần Hải Vân với Chuyến tàu mùa thu (Giải B), Trần Thị Tú Ngọc với Ngụ ngôn tháng tư (Giải C), Trần Nam Phong với Viết chờ sen lên (Giải C), Nguyễn Thị Hạnh Loan với Sải cánh giữa chiêm bao ( Giải C), đã khẳng định chất lượng và tiềm năng của đội ngũ trẻ tỉnh nhà,là niềm vui cho thấy đời sống văn học nghệ thuật tỉnh nhà đã có những chuyển biến nhất định, bắt đầu bằng những gương mặt mới.

          Một vấn đề tôi cho là rất quan trọng là hướng sáng tác cho các cây bút trẻ vào những vấn đề của xã hội, những tác phẩm mang tầm tư tưởng, ý nghĩa và chạm tới những điều quan tâm của xã hội là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải trân trọng những nét riêng, sự đổi mới của các cây bút trẻ. Vì chính điều đó, sẽ làm nên tính đa dạng và tính mới của văn học nghệ thuật, điều quan trọng nói lên sự thành công của chất lượng và bình diện VHNT nói chung.

          Chưa thể khẳng định được sức bật của lớp trẻ cũng như chưa dám khẳng định, họ có bước tiếp và có thật sự có những thành công mới trên con đường văn chương gập ghềnh và khó đi này hay không, bởi lẽ rất cần có thời gian . Nhưng những thành công bước đầu của lớp trẻ cho thấy, sáng tác văn học nghệ thuật luôn cần một độ chín nhất định. Cũng đừng giục giã, thúc bách, bởi không nên vội vàng hái quả lúc còn xanh. Và điều quan trọng nhất, tôi cho rằng, đó là cần nuôi dưỡng khao khát sáng tạo, cống hiến của lớp trẻ, bởi vì, hơn hết, động lực sáng tạo khi đã bị triệt tiêu thì sẽ khó để lấy lại nhiệt huyết.    Sinh thời, Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng, những người sáng tác trẻ sẽ tạo ra sự chuẩn mực mới cho thời đại. Với ông, quan tâm đến thơ trẻ là quy luật tất yếu, như việc "người lớn công kênh trẻ con trên vai".Ông khẳng định :"Tôi dám nói là tôi khá chịu đọc những nhà thơ trẻ. Thơ của họ có khi đi xa cái tuổi của họ có, đấy là họ đã huy động được văn hoá đọc, văn hoá sống và văn hoá viết trên cơ sở tưởng tượng phong phú và kì lạ của thiên bẩm…” (Mấy suy nghĩ về thơ và thơ trẻ). Ông nhắc nhở các nhà thơ trẻ đừng bao giờ ngại ngần tìm cho mình lối đi riêng: "Tôi kính nể các nhà cổ điển. Nhưng những nhà thơ lớp sau không nên hướng tới họ, mà nên hướng tới chính mình.Có như vậy, mới có thể hy vọng mình sẽ trở thành “nhà cổ điển” trong tương lai…” (Bất chợt về thơ).

            Rõ ràng, những cây bút trẻ hôm nay luôn rất cần sự tin tưởng, động viên, cổ vũ và cả dẫn dắt của những lớp người đi trước. Nhưng bên cạnh đó, những cây bút trẻ cũng phải luôn không được bằng lòng với chính mình, phải thể hiện được những phẩm chất riêng và thế mạnh của bản thân. Trong văn chương nghệ thuật, muốn thành công thì phải có nét riêng, nó là dấu vân tay của mỗi ng

 Hà Tĩnh, ngày 22/5/2020

Nguyễn Thị Hanh Loan

. . . . .
Loading the player...