14-12-2019 - 16:34

Hình tượng người công nhân trong tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung

Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912- 1977) quê làng Xuân Tảo, xã Xuân Đình Từ Liêm Hà Nội. Năm 1929 ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa (1929 - 1934 ). Cùng với sáng tác, ông tham gia các tổ chức yêu nước, tham gia BCH Hội Văn hóa Cứu quốc, viện trưởng đầu tiên của Viện Mỹ thuật Việt Nam.

        Cách mạng tháng tám thành công, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung là một trong ba nghệ sĩ vinh hạnh được vào Phủ Chủ tịch trực tiếp vẽ và nặn tượng về Bác Hồ. Các tác phẩm của ông thường lấy hình tượng người công nhân sản xuất làm đối tượng phản ánh trong các tác phẩm của mình. Ngoài ra ông còn sáng tác một số chân dung Bác Hồ bằng chất liệu sơn dầu và khắc gỗ. Có thể nói các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung vẽ về công nhân trong các công binh xưởng và công nhân của những năm 60 đã đưa ông vào vị trí những họa sĩ hàng đầu vẽ về đề tài công nghiệp Việt Nam.

        Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung là một chiến sĩ trên mặt chận văn hóa nghệ thuật, với tính cách bộc trực, thẳng thắn, khiêm nhường và có một nếp sống giản dị. Ông là một họa sĩ tài danh, một nhà nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam uyên thâm, ông đã có công xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam. Với những cống hiến to lớn của ông cho nền nghệ thuật nước nhà, năm 1996,  họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I cho các tác phẩm: Chân dung Hồ Chủ Tịch; Học hỏi lẫn nhau; Công nhân cơ khí; Tan ca, mời chị em đi học để thi thợ giỏi; Du kích La Hay.

        Văn nghệ Hà Tĩnh xin hân hạnh giới thiệu một số các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung

Bác Hồ đến thăm nhà máy cơ khí Gia Lâm

Du kích tập bắn

Công nhân cơ khí

Tan ca, mời chị em đi học để thi thợ giỏi

 

Anh Ngọc

 

. . . . .
Loading the player...